TÁC DỤNG GIẢI RƯỢU CỦA NƯỚC ION KIỀM 

Đoàn Quyên 10/02/2022

Rượu bia được biết đến là chất độc hại đối với cơ thể con người, đặc biệt là đối với gan. Mỗi khi Tết đến việc uống bia rượu là điều ít khi tránh khỏi. Vậy làm sao để có một cái Tết tỉnh táo, vui khỏe? Tác dụng giải rượu của nước ion kiềm như thế nào? Hãy bỏ túi ngay những thức uống giải rượu “thần tốc” sau đây bạn nhé!

Mục lục bài viết

Rượu bia độc hại như thế nào?

Rượu bia hấp thu vào cơ thể nhanh chóng qua đường ruột. Chỉ sau 30 phút nạp vào cơ thể, nồng độ cồn trong máu sẽ tăng dần (1 đơn vị cồn tương đương với 2/3 lon bia 330 ml nồng độ cồn 5%, 100 ml rượu vang nồng độ cồn 13,5%, 30 ml rượu mạnh nồng độ cồn 40%). Từ máu cồn sẽ đi vào gan và phần lớn sẽ phân hủy tại gan. Khi cồn phân hủy tại gan sẽ tạo ra Aldehyde. Đây là một chất độc gây ra các phản ứng cấp tính như say xỉn.

Aldehyde tích tụ tại gan sẽ biến đổi thành axit axetic nhờ có enzyme ALDH phân hủy và trải qua 1 vài phản ứng sẽ tạo ra CO2 (carbon dioxide) + H2O. Phản ứng này được tạo ra khi cồn bị đốt cháy bởi O2 trong máu nên sẽ gây ra tình trạng thiếu oxy và thừa CO2 trong máu.

Khi uống nhiều rượu bia, enzyme ALDH không đủ để chuyển hóa Aldehyde thành axit axetic nên lượng Aldehyde dư thừa này sẽ không được giải phóng mà tích tụ lại trong gan, gây ngộ độc gan. Đồng thời khi cơ thể đốt cháy carbohydrate trong thức ăn sẽ tạo ra carbon dioxide và axit carbonic (H2CO3). Hai khí này sẽ di chuyển trong máu theo các mô của cơ thể đến phổi và thải ra ngoài tại đây. Thải khí carbon dioxide là cách nhanh nhất để giảm nồng độ cồn và giảm hàm lượng axit trong máu. Tuy nhiên khi chúng ta uống rượu, quá trình đốt cháy carbohydrate diễn ra nhanh hơn nhưng phổi không kịp thải CO2 & H2CO3 thì các khí này sẽ di chuyển đến não thay vì O2, làm hệ thần kinh mệt mỏi, suy thoái.

Thức uống giải rượu và thải độc rượu bia tốt cho sức khỏe

Mặc dù tác hại của rượu bia luôn được khuyến cáo với mọi người nhưng trong cuộc sống hiện nay, khi chúng ta phải đi xã giao thì khó tránh được việc uống rượu bia dù ít hay nhiều. Vì vậy để hạn chế tối đa tác hại mà bia rượu mang lại, đồng thời giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sau khi say, bạn hãy bỏ túi các thức uống giải rượu hiệu quả sau đây nhé.

Nước trà xanh

Nước trà xanh pha đặc là thức uống giải độc rượu rất tốt vì trong trà có chứa axit tannic – chất có thể giải được cồn trong rượu. Đồng thời nước trà ấm sẽ giúp cơ thể làm dịu lại cảm giác khô nóng rượu mang đến và chống lại cảm giác say rất hiệu quả.

Nước gừng tươi

Gừng có tính nóng giúp các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó giải cồn hiệu quả. Sau khi uống rượu, dùng 1 chén nước gừng ấm thêm 1 muỗng mật ong nhỏ sẽ giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn, giải rượu hiệu quả và hạn chế cảm giác đau đầu sau khi thức dậy.

Nước bưởi ép

Trong bưởi có chứa hàm lượng vitamin C phong phú, vitamin B2, chất xơ và các nguyên tố vi lượng như canxi, kali, sắt,… cũng rất dồi dào nên rất hữu hiện trong việc giải độc, giải rượu, giúp tỉnh táo nhanh chóng và chống nôn hiệu quả.

Nước ion kiềm pH 8.5 – 9.0

Nước ion kiềm pH 8.5 – 9.0 có cấu trúc phân tử siêu nhỏ chỉ 0.5 nanomet, nhỏ hơn phân tử nước thường gấp 5 lần nên dễ dàng hấp thu qua màng tế bào hơn. Từ đó giúp các tế bào giải độc nhanh hơn. Bên cạnh đó với đặc tính giàu Hydrogen, có tính kiềm như rau xanh tự nhiên giúp trung hòa lượng axit thừa trong dạ dày do rượu tạo ra.

Đồng thời nước ion kiềm pH 8.5 – 9.0 giúp giải cồn trong máu và trung hòa 1 phần axit từ rượu qua các phản ứng hóa học trong cơ thể, hỗ trợ giải cồn hiệu quả. Nhờ đó cơ thể bớt mệt mỏi sau khi say rượu hơn.

Thông qua bài viết này, chắc bạn đã biết tác dụng giải rượu của nước ion kiềm như thế nào rồi nhé. Và hy vọng rằng những cách giải rượu trên bạn có thể áp dụng ngay để không cần lo lắng nhức đầu, nôn ói sau khi say rượu nữa!